Nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc

Để đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng trong kết quả trên Google Tìm kiếm, dữ liệu có cấu trúc không được vi phạm Chính sách nội dung của Google Tìm kiếm (bao gồm cả các chính sách về nội dung rác). Ngoài ra, trang này cũng trình bày chi tiết các nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả dữ liệu có cấu trúc: các nguyên tắc này phải được tuân theo để đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng trong Google Tìm kiếm.

Nếu trang của bạn chứa một vấn đề về dữ liệu có cấu trúc, thì trang đó có thể bị áp dụng biện pháp thủ công. Biện pháp thủ công đối với dữ liệu có cấu trúc có nghĩa là một trang không còn đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng; Điều này không ảnh hưởng đến cách xếp hạng trang trong tính năng tìm kiếm trang web trên Google. Để kiểm tra xem trang của bạn có bị áp dụng biện pháp thủ công hay không, hãy mở báo cáo Biện pháp thủ công trong Search Console.

Nguyên tắc kỹ thuật

Bạn có thể kiểm tra xem trang web của mình có tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật hay không bằng công cụ Kiểm tra kết quả nhiều định dạngCông cụ kiểm tra URL (những công cụ này phát hiện được hầu hết các lỗi kỹ thuật).

Định dạng

Để các trang trên trang web của bạn đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng, hãy đánh dấu các trang đó bằng một trong ba định dạng được hỗ trợ sau:

  • JSON-LD (nên dùng)
  • Microdata (vi dữ liệu)
  • RDFa

Quyền truy cập

Đừng dùng tệp robots.txt, thẻ noindex hay bất kỳ phương pháp kiểm soát quyền truy cập nào khác để chặn Googlebot truy cập các trang chứa dữ liệu có cấu trúc của bạn.

Nguyên tắc về chất lượng

Các nguyên tắc về chất lượng này không dễ kiểm tra bằng một công cụ tự động. Nếu vi phạm nguyên tắc về chất lượng, dữ liệu có cấu trúc chính xác về mặt cú pháp có thể sẽ không xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng trong Google Tìm kiếm hoặc có thể bị đánh dấu là vi phạm.

Nội dung

  • Tuân thủ chính sách về nội dung rác đối với kết quả tìm kiếm trang web trên Google.
  • Cung cấp thông tin mới nhất. Chúng tôi sẽ không hiển thị kết quả nhiều định dạng cho những nội dung mang tính nhất thời mà nay không còn phù hợp.
  • Cung cấp nội dung gốc mà bạn hoặc người dùng của bạn tạo ra.
  • Đừng đánh dấu nội dung mà người đọc của trang không xem được. Ví dụ: Nếu mã đánh dấu JSON-LD mô tả một nghệ sĩ biểu diễn, thì ph��n nội dung HTML cũng phải mô tả chính nghệ sĩ đó.
  • Đừng đánh dấu nội dung không liên quan hoặc gây hiểu lầm, chẳng hạn như bài đánh giá giả mạo hoặc nội dung không liên quan đến trọng tâm của trang.
  • Đừng sử dụng dữ liệu có cấu trúc để đánh lừa hoặc gây hiểu lầm cho người dùng. Đừng mạo danh bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, hoặc trình bày sai về quyền sở hữu, quan hệ liên kết hoặc mục đích chính của bạn.
  • Nội dung trong dữ liệu có cấu trúc cũng phải tuân thủ các nguyên tắc hoặc chính sách khác về nội dung, như được nêu trong tài liệu hướng dẫn cho từng tính năng cụ thể. Ví dụ: Nội dung trong dữ liệu có cấu trúc JobPosting phải tuân theo chính sách nội dung cho tin tuyển dụng. Nội dung trong dữ liệu có cấu trúc Bài tập thực hành phải tuân theo nguyên tắc về nội dung đối với Bài tập thực hành.

Mức độ liên quan

Dữ liệu có cấu trúc của bạn phải thể hiện đúng nội dung trên trang. Dưới đây là một số ví dụ về dữ liệu không liên quan:

  • Trang web phát trực tiếp nội dung thể thao gắn nhãn các buổi phát sóng là sự kiện địa phương.
  • Trang web về nghề mộc gắn nhãn nội dung hướng dẫn là công thức nấu ăn.

Mức độ hoàn chỉnh

  • Hãy chỉ định tất cả thuộc tính bắt buộc mà chúng tôi liệt kê trong tài liệu về từng loại kết quả nhiều định dạng cụ thể. Các mục bị thiếu thuộc tính bắt buộc sẽ không đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng kết quả nhiều định dạng.
  • Đối với các thuộc tính nên có, bạn cung cấp càng nhiều thì chất lượng kết quả cho người dùng càng cao. Ví dụ: Người dùng thích các tin tuyển dụng có ghi rõ mức lương hơn là những tin không ghi rõ, cũng như thích các công thức nấu ăn đã có người dùng thực đánh giá và xếp hạng theo sao (xin lưu ý rằng bài đánh giá hoặc điểm xếp hạng không phải của người dùng thực có thể dẫn đến việc áp dụng biện pháp thủ công). Khi xếp hạng kết quả nhiều định dạng, chúng tôi càng phải xem xét thêm nhiều thông tin.

Vị trí

  • Đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà dữ liệu đó mô tả, trừ trường hợp có hướng dẫn khác trong tài liệu.
  • Nếu có các trang trùng lặp chứa cùng một nội dung, bạn nên đặt cùng một dữ liệu có cấu trúc trên tất cả các trang trùng lặp, không chỉ trên trang chính tắc.

Mức độ cụ thể

Hình ảnh

  • Khi chỉ định hình ảnh làm một thuộc tính của dữ liệu có cấu trúc, hãy đảm bảo rằng hình ảnh đó phù hợp với nội dung trên trang. Ví dụ: Nếu bạn cung cấp định nghĩa cho thuộc tính image của NewsArticle, thì hình ảnh phải liên quan đến tin bài đó.
  • Mọi URL hình ảnh được chỉ định trong dữ liệu có cấu trúc đều phải cho phép thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Nếu không, Google Tìm kiếm sẽ không thể tìm và cho thấy những hình ảnh đó trên trang kết quả tìm kiếm. Để kiểm tra xem Google có truy cập được URL hay không, hãy dùng Công cụ kiểm tra URL.

Nhiều mục trên một trang

Nhiều mục trên một trang có nghĩa là có các mục thuộc nhiều loại dữ liệu trên một trang. Ví dụ: Một trang có thể chứa một công thức nấu ăn, video hướng dẫn cách làm theo công thức đó và thông tin breadcrumb (tập hợp liên kết phân cấp) cho biết cách người dùng có thể tìm ra công thức đó. Bạn cũng có thể đánh dấu tất cả thông tin mà người dùng thấy được bằng dữ liệu có cấu trúc để giúp các công cụ tìm kiếm (như Google Tìm kiếm) dễ dàng hiểu được thông tin trên trang. Khi bạn thêm nhiều mục áp dụng cho một trang, Google Tìm kiếm sẽ có thông tin đầy đủ hơn về nội dung của trang và có thể hiển thị trang đó trong nhiều tính năng tìm kiếm.

Một kết quả nhiều định dạng về công thức nấu ăn, trong đó có cả video và các bài đánh giá

Google Tìm kiếm hiểu được nhiều mục trên một trang, cho dù bạn lồng ghép các mục với nhau hay chỉ định riêng từng mục:

  • Dạng lồng ghép: Khi bạn chỉ định một mục chính và nhóm các mục bổ sung trong mục chính đó. Phương thức này đặc biệt hữu ích khi nhóm các mục có liên quan với nhau (ví dụ: công thức nấu ăn có video và các bài đánh giá).
  • Dạng từng mục riêng lẻ: Khi mỗi mục là một khối riêng biệt trên cùng một trang.

Để cho ngắn gọn, những ví dụ này đã được giản lược và không bao gồm tất cả thuộc tính bắt buộc và thuộc tính nên có cho các tính năng này. Để xem ví dụ đầy đủ, hãy tham khảo tài liệu dành riêng cho từng loại dữ liệu có cấu trúc cụ thể.

Dạng lồng ghép

Dưới đây là ví dụ về dữ liệu có cấu trúc dạng lồng ghép, trong đó Recipe là mục chính còn aggregateRatingvideo được lồng trong Recipe.

<html>
  <head>
    <title>How To Make Banana Bread</title>
    <script type="application/ld+json">
    {
      "@context": "https://schema.org/",
      "@type": "Recipe",
      "name": "Banana Bread Recipe",
      "description": "The best banana bread recipe you'll ever find! Learn how to use up all those extra bananas.",
      "aggregateRating": {
        "@type": "AggregateRating",
        "ratingValue": "4.7",
        "ratingCount": "123"
      },
      "video": {
        "@type": "VideoObject",
        "name": "How To Make Banana Bread",
        "description": "This is how you make banana bread, in 5 easy steps.",
        "contentUrl": "https://www.example.com/video123.mp4"
       }
    }
    </script>
  </head>
  <body>
  </body>
</html>

Dạng từng mục riêng lẻ

Dưới đây là ví dụ về các mục dữ liệu có cấu trúc riêng lẻ. Có hai mục riêng biệt: RecipeBreadcrumbList.

<html>
  <head>
    <title>How To Make Banana Bread</title>
    <script type="application/ld+json">
    [{
      "@context": "https://schema.org/",
      "@type": "Recipe",
      "name": "Banana Bread Recipe",
      "description": "The best banana bread recipe you'll ever find! Learn how to use up all those extra bananas."
    },
    {
      "@context": "https://schema.org",
      "@type": "BreadcrumbList",
      "itemListElement": [{
        "@type": "ListItem",
        "position": 1,
        "name": "Recipes",
        "item": "https://example.com/recipes"
      },{
        "@type": "ListItem",
        "position": 2,
        "name": "Bread recipes",
        "item": "https://example.com/recipes/bread-recipes"
      },{
        "@type": "ListItem",
        "position": 3,
        "name": "How To Make Banana Bread"
      }]
    }]
    </script>
  </head>
  <body>
  </body>
</html>

Các mẹo khác

  • Để đảm bảo Google Tìm kiếm hiểu được mục đích chính của trang, loại dữ liệu có cấu trúc chính cần phản ánh đúng trọng tâm của trang. Ví dụ: Nếu trang chủ yếu nói về một công thức nấu ăn, hãy nhớ thêm dữ liệu có cấu trúc Công thức nấu ăn ngoài các loại dữ liệu có cấu trúc VideoBài đánh giá. Khi đó, trang có thể đủ điều kiện xuất hiện theo nhiều hình thức trong kết quả tìm kiếm (kết quả nhiều định dạng cho công thức nấu ăn, kết quả tìm kiếm video và đoạn trích thông tin đánh giá). Nếu trang chỉ chứa dữ liệu có cấu trúc Video, Google Tìm kiếm sẽ không có đủ thông tin về trang để hiển thị trang dưới dạng kết quả nhiều định dạng cho công thức nấu ăn.
  • Để chắc chắn rằng trang của bạn trình bày đầy đủ nội dung mà người dùng nhìn thấy, hãy đảm bảo mọi mục dữ liệu có cấu trúc đều hoàn chỉnh. Ví dụ: Nếu bạn đưa vào nhiều bài đánh giá, hãy nhớ kèm theo dữ liệu có cấu trúc về tất cả các bài đánh giá mà người dùng nhìn thấy trên trang. Nếu bạn không đánh dấu tất cả bài đánh giá trên trang, thì việc này sẽ gây hiểu lầm cho người dùng, khiến họ tưởng rằng sẽ xem được tất cả các bài đánh giá đó khi nhìn cách trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.