Brucit là một dạng khoáng vật của magiê hydroxide, có công thức hóa học Mg(OH)2. Nó là sản phẩm thay thế phổ biến của pericla trong đá hoa; khoáng vật mạch nhiệt dịch nhiệt độ thấp trong đá vôi bị biến chất và clorit schist; và được hình thành trong quá trình serpentin hóa của dunit. Brucit thường được tìm thấy cộng sinh với serpentin, canxit, aragonit, dolomit, magnesit, hydromagnesit, artinit, talcchrysotil.

Brucit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật oxide
Công thức hóa họcMg(OH)2
Phân loại Strunz04.FE.05
Hệ tinh thểba phương
Nhóm không giantam giác lệch ba phương, sáu phương
Ký hiệu H-M: (32/m)
nhóm không gian: P3m1
Ô đơn vịa = 3,142(1) Å, c = 4,766(2) Å; Z=1
Nhận dạng
Màutrắng, lục nhạt, xanh dương, xám; vàng mật ong đến đỏ nâu
Dạng thường tinh thểtinh thể dạng trụ; tấm hoặc khối phân phiến hoặc hoa hồng – sợi đến khối
Cát khaihoàn toàn theo {0001}
Vết vỡbất thường
Độ bềncó thể cắt được
Độ cứng Mohs2,5 tới 3
Ánhthủy tinh tới trân châu
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt
Tỷ trọng riêng2,39 đến 2,40
Thuộc tính quangmột trục (+)
Chiết suấtnω = 1.56–1.59
nε = 1.58–1.60
Khúc xạ kép0,02
Các đặc điểm kháchỏa điện
Tham chiếu[1][2][3]

Phát hiện

sửa
 
Tinh thể Brucit ở vùng Sverdlovsk, Urals, Ngay (kích thước: 10.5 x 7.8 x 7.4 cm

Brucit được miêu tả đầu tiên năm 1824 và được đặt theo tên người phát hiện ra nó, một nhà khoáng vật học người Mỹ, Archibald Bruce (1777–1818). Các biến thể dạng sợi của Brucit được gọi là Nemalit. Ở dạng sợi thường nó kéo dài theo phương [1010], nhưng đôi khi là [1120].

Ứng dụng công nghiệp

sửa
 
Cấu trúc tinh thể

Brucit được dùng làm chất chống cháy do nó bị phân hủy nhiệt sẽ sinh ra nước ở dạng tương tự như nhôm hydroxide và hỗn hợp của huntithydromagnesit.[4][5] Nó cũng là thành phần cung cấp nguồn magnesi quan trọng trong công nghiệp.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Brucit trên Mindat.org
  2. ^ Handbook of Mineralogy
  3. ^ Brucit trên Webmineral
  4. ^ LA Hollingbery & Hull TR (2010). “The Thermal Decomposition of Huntite and Hydromagnesite - A Review”. Thermochimica Acta. 509 (1–2): 1–11.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ LA Hollingbery & Hull TR (2010). “The Fire Retardant Behaviour of Huntite and Hydromagnesite - A Review”. Polymer Degradation and Stability. 95 (12): 2213–2225.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)