Bước tới nội dung

Ino (thần thoại)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ino
Hoàng hậu của Boeotia
Thành viên của Gia đình hoàng gia Thebes
Leucothea (1862)
tượng do Jean Jules Allasseur điêu khắc (1818-1903) và được trưng bày tại Cung điện Louvre.
Tên gọi khácLeucothea
Nơi ngự trịThebes, sau đó là Athamantia ở Boeotia
Thông tin cá nhân
Cha mẹCadmusHarmonia
Anh chị emAgave, Autonoë, SemelePolydorus
Phối ngẫuAthamas
Hậu duệLearchusMelicertes

Trong thần thoại Hy Lạp, Ino (/ˈn/ EYE-noh; Ἰνώ [iːnɔ̌ː][1]) là một công chúa của Thebes, người sau này trở thành hoàng hậu của Boeotia. Sau khi cô qua đời và hóa thành thần, cô được tôn thờ dưới cái tên Leucothea. Alcman gọi cô là "Nữ hoàng của Biển cả" (θαλασσομέδουσα thalassomédousa),[2], nếu điều này không phải là quá phóng đại thì cô sẽ là nữ thần ngang hàng với Amphitrite.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ino là con gái thứ hai của vua Cadmus với hoàng hậu Harmonia[a] của Thebes và là một trong ba chị em gái của Semele, mẹ của thần rượu nho Dionysus. Polydorus, người em trai duy nhất của cô cũng là một người cai trị thành Thebes. Cô và hai người em gái còn lại là AgaveAutonoë đều là những người đã chăm sóc cho Dionysus.

Ino là vợ thứ hai của vua Athamas người Minyan và là mẹ của Learchus và. Melicertes. Cô còn được đặc biệt biết tới là mẹ kế của PhrixusHelle.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]
Mảnh khảm khắc hình nhân vật Ino (Δωτω, Dotô) được tìm thấy vào năm 1833 trong một nhà ở thời La Mã tại Saint-Rustice, thế kỉ thứ IV hoặc thứ V, Bảo tàng Saint-Raymon

Trong câu chuyện nền xảy ra trước câu chuyện về Jason và Bộ lông cừu vàng, PhrixusHelle - hai người con sinh đôi của Athamas với Nephele bị mẹ kế của họ là Ino căm ghét. Ino nảy ra một âm mưu thâm độc để trừ khử cặp sinh đôi. Cô cho rang khô tất cả các hạt giống trong xứ Boeotia để chúng không thể nảy mầm.[3] Những người nông dân địa phương sợ hãi trước nạn đói, họ đi hỏi nhà tiên tri gần đó để giúp đỡ. Ino hối lộ cho người đàn ông đưa nhà tiên tri tới để lừa dối họ và nói cho những người khác biết nhà tiên tri yêu cầu rằng: phải đem Phrixus và Helle đi hiến tế để diệt trừ nạn đói. Athamas miễn cưỡng đồng ý.

Trước khi Phrixus và Helle bị giết, mẹ ruột của họ là Nephele đã phái một con cừu lông vàng biết bay tới để cứu họ. Khi con cừu chở hai anh em ngồi trên lưng bay đi, Helle bị ngã khỏi lưng cừu rồi rơi xuống eo biển Hellespont (nơi sau này được đặt theo tên của cô, và nó có nghĩa là "Biển của Helle") và chết đuối. Còn Phrixus vẫn sống sót tới được Colchis, nơi mà vua Aeetes đã tiếp đón và đối xử với chàng rất nhân từ. Ông còn gả con gái của mình là Chalciope cho Phrixus. Để đền ơn, Phrixus dâng cho nhà vua bộ lông vàng của con cừu, và nó đã được Aeetes treo lên một cái cây trong vương quốc ông.

Sau đó, Ino nuôi dưỡng cháu mình là Dionysus, con trai của người chị gái Semele,[b] điều đó dẫn đến cơn ghen kinh hoàng của Hera. Để trả thù, Hera hóa phép khiến cho Athamas trở nên điên loạn. Trong cơn điên dại, Athamas đuổi theo và giết chết một trong số những người con trai của mình là Learchus, rồi ông quay sang truy đuổi Ino một cách điên cuồng. Nhằm thoát khỏi ông, Ino mang theo người con trai còn lại của mình là Melicertes rồi nhảy xuống biển. Cả hai người sau đó đã được tôn thờ như những vị thần biển: Ino được tôn thờ là Leucothea ("nữ thần trong trắng"), còn Melicertes được tôn thờ là Palaemon.

Trong dị bản khác, Ino cũng bị hóa điên. Cô giết chết Melicertes bằng cách luộc cậu trong một cái vạc, sau đó cô mang theo thi thể con trai mình nhảy xuống biển. Thần Zeus vì đồng cảm nên ông không muốn Ino chết, ông đã làm phép biến Ino và Melicertes thành các vị thần là Leucothea và Palaemon.

Athamas tue le fils d'Ino, tranh của Gaetano Gandolfi (1801)

Theo Ovid, sau khi Ino biến mất, một số người bạn đồng hành của cô đã chửi rủa nữ thần Hera, thế nên nữ thần đã biến họ hóa thành chim[4].

Khi Athamas quay lại với người vợ hai của ông là Ino, Themisto (người vợ thứ ba) tìm cách trả thù bằng việc mặc cho các con của cô bộ đồ màu trắng còn các con của Ino thì mặc cho bộ đồ đen. Cô ta định giết những đứa trẻ mặc bộ đồ đen. Ino đã tráo đổi bộ đồ của những đứa trẻ mà Themisto không hề hay biết, vì vậy Themisto đã gây ra cái chết của chính những người con ruột của cô.

Khi biến thành nữ thần Leucothea, Ino là một trong những vị thần trợ giúp cho Odysseus trong tác phẩm Odyssey của Homer (5:333 ff). Đó cũng là lần xuất hiện sớm nhất của cô trong văn học. Trong Odyssey, Ino đưa cho Odysseus một tấm mạng che mặt và bảo chàng bỏ áo choàng và bè của mình, đồng thời còn hướng dẫn chàng cách để phó thác bản thân cho những con sóng và thành công tới được đất liền. Cuối cùng đó là hòn đảo Scheria (Corcyra), quê hương của những người Phaeacean.

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Inoa (Ἰνῶα) có những lễ hội được tổ chức ở những nơi khác nhau để tôn vinh Ino.[5]

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phả hệ Achaea trong thần thoại Hy Lạp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Uranus
 
Gaia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cronus
 
Rhea
 
Oceanus
 
Tethys
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Memphis
 
 
Libya
 
Poseidon
 
 
 
Nilus
 
Inachus
 
Melia
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Belus
 
Agenor
 
 
 
Telephassa
 
 
Phoroneus
 
Io
 
Zeus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cadmus
 
Cilix
 
Europa
 
Phoenix
 
Achiroe
 
 
 
Epaphus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Harmonia
 
 
Danaus
 
Aegyptus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Polydorus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Agave
 
 
Hypermnestra
 
Lynceus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Autonoë
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ino
 
 
 
 
Abas
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Semele
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Proetus
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trưng bày

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong Theogony, cô chỉ được gọi là "Ino", và cô được liệt vào danh sách những hậu duệ của các nữ thần với người phàm trần. (Hesiod 1914, tr. 975 ff)
  2. ^ Truyền thống địa phương cho rằng nơi mà Dionysus bú sữa là ở Brasiai, Laconia. (Kerenyi 1951, tr. 264)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert biên tập (1940). Ἰνώ [Ino]. A Greek-English Lexicon. Oxford, Vương quốc Anh: Nhà xuất bản Clarendon. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024 – qua Đại học Tufts (perseus.tufts.edu).
  2. ^ Ἀλκμάν (1988). “Fragment 50b”. Trong Campbell (biên tập). Alcman Fragments. Thư viện cổ Loeb. Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại học Harvard. tr. 428, 429 – qua Nhà xuất bản Đại học Harvard (loebclassics.com).
  3. ^ pseudo-Apollodorus (1921)
  4. ^ Janan, Micaela (22 tháng 10 năm 2009). Reflections in a Serpent's Eye: Thebes in Ovid's Metamorphoses. Oxford New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 93. ISBN 978-0-19-955692-2.
  5. ^ Ἰνῶα [Inoa]. A Dictionary of Greek and Roman Antiquities. 1890 – qua perseus.tufts.edu (Đại học Tufts).
  • Burkert, Walter (1992). The Orientalizing Revolution: Near Eastern influence on Greek culture in the early Archaic Age. Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại học Harvard.
  • Kerenyi, K. (1976). Dionysus: Archetypal image of indestructible life. Princeton, NJ: Bollingen.
  • Kerenyi, K. (1951). The Gods of the Greeks. London, Vương quốc Anh: Thames và Hudson.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]