Bước tới nội dung

Mont-Saint-Michel

48°38′10″B 1°30′41″T / 48,636°B 1,5114°T / 48.636; -1.5114
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Mont Saint-Michel)

Le Mont Saint-Michel

Huy hiệu của Le Mont Saint-Michel
Le Mont Saint-Michel trên bản đồ Pháp
Le Mont Saint-Michel
Le Mont Saint-Michel
Vị trí trong vùng Lower Normandy
Le Mont Saint-Michel trên bản đồ Lower Normandy
Le Mont Saint-Michel
Le Mont Saint-Michel
Hành chính
Quốc gia Quốc kỳ Pháp Pháp
Vùng Normandie
Tỉnh Manche
Quận Avranches
Tổng Pontorson
Xã (thị) trưởng Yann Galton
(2014-2020)
Thống kê
Độ cao 5–80 m (16–262 ft)
Diện tích đất1 0,97 km2 (0,37 dặm vuông Anh)
Nhân khẩu2 44  (2009)
 - Mật độ 45/km2 (120/sq mi)
INSEE/Mã bưu chính 50353/ 50116
1 Dữ liệu địa chính Pháp loại trừ các hồ và ao lớn hơn 1 km² (0.386 dặm vuông hoặc 247 acre) cũng như các cửa sông.
2 Dân số không tính hai lần: cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Mont-Saint-Michel (phát âm: [lə mɔ̃ sɛ̃ mi.ʃɛl]; tiếng Anh: Núi Saint Michael) là một đảo ở Normandie, Pháp. Nó nằm ngoài khơi khoảng 1 km bờ biển tây bắc tại cửa sông Couesnon, gần Avranches và có diện tích khoảng 100 hécta (247 mẫu Anh). Tính đến hết năm 2009, dân số của hòn đảo là 44 người.[1]

Hòn đảo đã được tổ chức như là một công sự từ thời cổ đại, và kể từ thế kỷ 8 nó là một tu viện mà từ đó đã hình thành lên cái tên Mont-Saint-Michel. Cấu trúc của xã đảo này đại diện cho xã hội phong kiến với khu vực cao nhất là tu viện Thiên chúa, thấp hơn là Đại sảnh rồi đến nhà ở, cửa hàng và bức tường phòng thủ. Bên ngoài là nhà ở cho nông dân và ngư dân.

Nó có vị trí vô cùng độc đáo khi nằm trên một hòn đảo chỉ cách đất liền gần 1 km khiến cho nó là một nơi dễ dàng được những người hành hương đến tu viện tiếp cận khi thủy triều xuống. Nhưng nó lại là một cách phòng thủ hiệu quả nếu những kẻ tấn công đi qua mà không rút lui kịp. Điều này đã được thể hiện qua cuộc Chiến tranh Trăm Năm nhưng tu viện vẫn không bị hư hại gì đáng kể. Một đơn vị đồn trú nhỏ của Pháp có thể đánh bật một cuộc tấn công của quân đội Anh được trang bị đầy đủ trong năm 1433.[2] Chính nhờ vậy mà sau đó Louis XI đã biến nơi đây trở thành một nhà tù và tu viện trở thành một nhà tù được sử dụng thường xuyên vào khoảng thời gian Chế độ cũ.

Đây là một trong số những địa điểm nổi tiếng nhất ở Pháp với khoảng 3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Mont-Saint-Michel và vịnh biển của nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.[3] Hơn 60 tòa nhà trên đảo được công nhận là Di tích lịch sử của Pháp.[4]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay nó là một đảo triều nhưng là một vùng đất khô trong thời tiền sử. Khi mực nước biển tăng, xói mòn tạo thành cảnh quan tự nhiên cho khu vực ven biển và một số mỏm đá granit nổi lên trên vịnh chống được sự ăn mòn của nước biển tốt hơn. Chúng là Lillemer, Mont-Dol, Tombelaine (hòn đảo phía bắc), và Mont-Tombe mà sau này được gọi là Mont-Saint-Michel.

Mont-Saint-Michel được cấu thành từ đá granit sáng màu và được củng cố bởi nền dung nham nóng chảy xâm nhập vào cách đây 525 triệu năm vào Kỷ Cambri và là một phần của khối đá Batholith Mancellian. Hòn đảo có chu vi khoảng 960 mét với điểm cao nhất đạt 92 mét so với mực nước biển.[5]

Mont-Saint-Michel
Di sản thế giới UNESCO
Mont-Saint-Michel
Tiêu chuẩnVăn hoá: i, iii, vi
Tham khảo80
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Phát triển dân số
1962 1968 1975 1982 1990 1999 2006
132 105 114 80 72 46 43

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Insee – Populations légales 2009 – 50353-Le Mont-Saint-Michel”. insee.fr. 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ “Mont Saint-Michel”. xenophongroup.com. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “UNESCO”. UNESCO. ngày 13 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ French government website (bằng tiếng Pháp)
  5. ^ “Carnets géologique de Philippe Glangeaud - Glossaire” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.