Nickel(II) fluoride
Nickel(II) fluoride | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Nickel(II) fluoride |
Tên khác | Niken đifluoride Nikenơ fluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | QR6825000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | NiF2 |
Khối lượng mol | 96,9598 g/mol (khan) 132,99036 g/mol (2 nước) 169,02092 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | tinh thể màu vàng lục sáng |
Khối lượng riêng | 4,72 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 1.474 °C (1.747 K; 2.685 °F) [1] |
Điểm sôi | 1.750 °C (2.020 K; 3.180 °F) [2] |
Độ hòa tan trong nước | 4 g/100 mL |
Độ hòa tan | không tan trong alcohol, ete |
MagSus | +2410,0·10-6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Niken(II) fluoride là một hợp chất hóa học vô cơ, có thành phần chính là hai nguyên tố niken và flo, với công thức hóa học được quy định là NiF2. Hợp chất này là một hợp chất ion của niken và flo, tồn tại dưới hình dạng những tinh thể màu hơi vàng đến xanh lá. Không giống như nhiều hợp chất fluoride khác, niken(II) fluoride rất có tính ổn định trong không khí.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Niken(II) fluoride được điều chế bằng cách cho hợp chất niken(II) chloride dạng khan tác dụng với khí flo ở nhiệt độ 350 ℃:[3]
- NiCl2 + F2 → NiF2 + Cl2↑
Phản ứng tương tự của hợp chất coban(II) chloride dẫn đến quá trình oxy hóa coban, trong khi đó niken vẫn ở trạng thái oxy hóa +2 sau quá trình flo hóa vì trạng thái oxy hóa +3 không ổn định. Chloride dễ bị oxy hóa hơn niken(II). Đây là một phản ứng thế halogen điển hình, trong đó một halogen cộng với hợp chất halogen có ít hoạt tính hơn làm cho halogen đó hoạt động bị giảm đi hoạt tính và hợp chất chứa gốc halogen trở nên hoạt tính hơn.
Hợp chất niken(II) fluoride cũng được sản xuất khi khí flo phản ứng với kim loại niken.
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]- NiF2 tác dụng với NH3 tạo ra một số hợp chất amin, như chất rắn màu lục NiF2·NH3·H2O[4], tinh thể màu lục nhạt 5NiF2·6NH3·8H2O (không tan trong nước lạnh, phản ứng với nước nóng)[5], chất rắn có màu gần giống với kim loại NiF2·3NH3[6], chất rắn màu xanh dương NiF2·5NH3·H2O[7] hay chất rắn màu chàm NiF2·6NH3 (tan ít trong nước).[8]
- NiF2 tác dụng với N2H4 tạo ra muối đihydrazin NiF2·2N2H4·3H2O là tinh thể màu lục lam, có tính nổ; khối lượng riêng ở 20 °C (68 °F; 293 K) là 3,0124 g/cm³,[9] NiF2·2,6N2H4 và NiF2·3N2H4 đều là chất rắn màu đỏ tím.[10]
- NiF2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như NiF2·4CS(NH2)2 là chất rắn màu xanh dương đậm.[11]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ http://www.slac.stanford.edu/BFROOT/www/Detector/Backgrounds/BkG4Sim/Planning/Validations/neutronCounters/04_02_85.pdf
- ^ http://www.indiamart.com/primechemicals/inorganic-fluorine.html
- ^ Priest, H. F. "Anhydrous Metal Fluorides" Inorganic Syntheses McGraw-Hill: New York, 1950; Vol. 3, pages 171–183.
- ^ A Comprehensive Treatise on Inorganic and Theoretical Chemistry, Tập 15 (Joseph William Mellor; Wiley, 1964), trang 404 – [1]. Truy cập 30 tháng 4 năm 2020.
- ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 188
- ^ Journal of the American Chemical Society, Tập 44 (1922), trang 233 – [2]. Truy cập 8 tháng 4 năm 2020.
- ^ ANL-5925 Chemistry - General AEG Research and Development Report...
- ^ Metal Halide Ammines. II. Thermal Analyses, Calorimetry and Infrared Spectra of Fluoride Ammines and Hydrates of Bivalent Metals. https://www.nrcresearchpress.com/doi/pdfplus/10.1139/v72-087
- ^ Russian Journal of Physical Chemistry, Tập 47 (British Library Lending Division, 1973), trang 1519 – [3]. Truy cập 17 tháng 4 năm 2020.
- ^ Glavič, P., Slivnik, J., & Bole, A. (tháng 12 năm 1977) – Reactions of nickel(II) fluoride with hydrazine. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, 39(2), 259–263. doi:10.1016/0022-1902(77)80010-9.
- ^ Complexes of some nickel(II) salts with thiourea – Juan Costamagna. Truy cập 13 tháng 11 năm 2020.