Bước tới nội dung

OpenStack

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
OpenStack
Phiên bản ổn định
Zed[1] / 5 tháng 10 năm 2022; 2 năm trước (2022-10-05)
Kho mã nguồn
Viết bằngPython
Hệ điều hànhĐa nền tảng
Thể loạiĐiện toán đám mây
Giấy phépGiấy phép Apache 2.0
Websiteopenstack.org

OpenStack là một nền tảng phần mềm tự do nguồn mở điện toán đám mây.[2] Nhiều người chủ yếu triển khai cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Iaas). Công nghệ này bao gồm một nhóm các dự án liên quan đến nhau mà kiểm soát xử lý,lưu trữ và tài nguyên mạng thông qua một trung tâm dữ liệu - trong đó người sử dụng quản lý thông qua một bảng điều khiển dựa trên nền web,các công cụ dòng lệnh,hoặc thông qua một API RESTful. OpenStack.org phát hành nó theo các điều khoản của Giấy phép Apache.

OpenStack bắt đầu vào năm 2010 như là một dự án chung của Rackspace Hosting và của NASA. Tính đến năm 2015 nó được quản lý bởi các OpenStack Foundation, một công ty phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 9 năm 2012[3] để thúc đẩy phần mềm và cộng đồng OpenStack[4] Hơn 500 công ty đã tham gia dự án, bao gồm AppFormix, Arista Networks, AT&T, AMD, Avaya, Canonical, Cisco, Citrix, Comcast, Dell, Dreamhost, EMC, Ericsson, Fujitsu, Go Daddy, Google, Hewlett-Packard, Hitachi Data Systems, Huawei, IBM, Intel, Internap, Juniper Networks, Mellanox, Mirantis, NEC, NetApp, Nexenta, Oracle, PLUMgrid, Pure Storage, Qosmos, Red Hat, SolidFire, SUSE Linux, VMware, VMTurboYahoo!.[5][6][7][8][9][10][11][12][13] [14]

Các cộng đồng OpenStack cộng tác với nhau trong vòng sáu tháng, dựa trên thời gian chu kỳ phát hành với các mốc phát triển thường xuyên.[15] Trong giai đoạn lên kế hoạch của mỗi bản phát hành, cộng động đã tập hợp một Hội nghị thiết kế OpenStack để tạo điều kiện phát triển các phiên làm việc và kết hợp các kế hoạch đó lại.[16]

Mới đây Hội nghị cấp cao OpenStack đã diễn ra ở Vancouver vào tháng 5 năm 2015[17] và ở Paris vào tháng 11 năm 2014[18]. Hội nghị cấp cao vào tháng 5 năm 2014 tại Atlanta đã thu hút 4.500 khách tham dự - tăng 50% so với Hội nghị cấp cao tại Hong Kong cách đây 6 tháng.[19][20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “OpenStack Releases: Zed”. releases.openstack.org. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “OpenStack Open Source Cloud Computing Software”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “OpenStack Launches as Independent Foundation, Begins Work Protecting, Empowering and Promoting OpenStack”. BusinessWire. ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “OpenStack Foundation Mission”. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ “Companies » OpenStack Open Source Cloud Computing Software”. Openstack.org. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ “HP Announces Support for OpenStack”. H30507.www3.hp.com. ngày 27 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ “IBM supports OpenStack (Computerworld)”. Computerworlduk.com. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ “Dell OpenStack-Powered Cloud Solution”. Content.dell.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ “Oracle Sponsors OpenStack Foundation; Offers Customers Ability to Use OpenStack to Manage Oracle Cloud Products and Services”. morningstar.com. ngày 10 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ “GoDaddy Embraces Open-Source OpenStack Cloud”. eweek.com. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.[liên kết hỏng]
  11. ^ “Hitachi and Openstack”. hds.com. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  12. ^ Sean Michael Kerner. “Avaya Looks to OpenStack Horizon for the Software Defined Data Center”. Enterprise Networking Planet.
  13. ^ Hamilton, David. “How OpenStack is Giving DreamHost a Competitive Edge”. The Whir. thewhir.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “Google Sponsors OpenStack Foundation”. googlecloudplatform.blogspot.com. ngày 16 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ “OpenStack Release Cycle”. OpenStack Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  16. ^ “OpenStack Design Summit”. OpenStack Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
  17. ^ “OpenStack Vancouver Summit 2015”.
  18. ^ “OpenStack Paris Summit 2014”.
  19. ^ “Taking Stock of OpenStack's Rapid Growth”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015.
  20. ^ “OpenStack Design Summit Fall 2013”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]