Bước tới nội dung

Wikipedia:Wikibreak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một wikibreak, wikiholiday hay wikivacation là một khoảng thời gian mà ngay cả một wikipediholic cũng phải xa rời Wikipedia, mặc dù có lẽ chỉ là tạm thời.

Một số người cảm thấy dễ chịu, trong khi những người khác thấy rất đau đớn khi phải tách rời Wikipedia. Thường thì người thứ hai thấy mình đang nắm bắt bất kỳ cơ hội nào để lên mạng chỉ để kiểm tra xem điều gì đang xảy ra".

Khi bắt đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bạn đang đi du lịch hoặc đi nghỉ.
  • Bạn là học sinh/sinh viên và bạn có kì thi hoặc học tập ép buộc khác.
  • Bạn kết hôn hoặc li dị.
  • Bạn cảm thấy mệt bởi thời tiết khu vực của bạn.
  • Bạn đang bỏ bê công việc của mình.
  • Sửa đổi của bạn đang làm bạn không tập trung vào trách nhiệm làm phụ huynh của mình.
  • Bạn đã nghiện một trò chơi video mới và bạn buộc phải ám ảnh nó trong vài ngày tới.
  • Bạn thấy mình liên tục giận dữ và ác ý.
  • Bạn đang bị stress đến mức nó ảnh hưởng đến sửa đổi của bạn.
  • Bạn có người yêu mới.
  • Người yêu của bạn muốn bạn dành thời gian quan tâm họ nhiều hơn.
  • Bạn chia tay bạn ấy.
  • Bạn phải đi kiếm việc làm.
  • Bạn đã có việc làm và không muốn bị mất việc.
  • Bạn đang mất tự chủ và cần phải chú ý nhiều hơn tới khách hàng của mình.
  • Bạn đang tạo ra sửa đổi sai, không kiểm chứng được hoặc dưới sự bảo vệ của luật bản quyền, bao gồm GFDL và bằng Sử dụng hợp lý.
  • Bạn thấy mình thực hiện các sửa đổi nhỏ, để sử dụng trang thay đổi gần đây làm diễn đàn thảo luận.
  • Bạn phải chuyển nhà.
  • Bạn bỏ bê không trả hoá đơn Internet và đã bị chặn truy cập internet.
  • Bạn đang bị thương hoặc bị ốm.
  • Wikistress đang làm bạn khó làm việc.
  • Bạn cần thời gian để thư giãn và suy nghĩ, để đến khi bạn quay lại Wikipedia, bạn sẽ hi vọng mình được thanh thản.
  • Thời gian dành cho Wikipedia của bạn tạo ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bên ngoài Wikipedia.
  • Đang có cháy lớn ở khu vực của bạn.
  • Bạn cần vài giờ để làm và hoàn chỉnh một sửa đổi duy nhất, bởi vì bạn lo lắng rằng sửa đổi của bạn sẽ bị điều chỉnh lại bởi ai đó khác.
  • Bạn nhận ra mình kiểm tra phần trang theo dõi một cách bắt buộc cả ngày để bảo vệ sửa đổi của bạn khỏi người phá hoại, những người sửa đổi khác và những người không-bao-giờ-làm-tốt.
  • Bạn đang từ bỏ sửa đổi Wikipedia vì Lent, Hajj hoặc một lễ tôn giáo khác.
  • Bạn đã bị ngăn cấm sử dụng máy tính bởi bố mẹ, đối tác làm ăn hoặc nhiều lí do khác.
  • Bạn có con.
  • Bạn đã bị cấm sửa đổi Wikipedia vô thời hạn, mỗi phán quyết của bảo quản viên, Jimbo Wales hoặc Uỷ ban Trọng tài. Xem nhật ký cấm sửa đổi.
  • Bạn bị nghiện, và thấy mình liên tục kiểm tra đi kiểm tra lại phần Lịch sử những bài viết bạn thích để xem từng sửa đổi nhỏ nhất.
  • Bạn trở nên vỡ mộng với dự án.
  • Bạn thấy mình đang bị Nghiện quản lý.
  • Bạn không cảm thấy thỏa mãn từ việc sửa đổi Wikipedia tại thời điểm này, nhưng bạn vẫn muốn quay lại.
  • Bạn bận chơi thể thao.
  • Bạn đã bị bắt và đang ở trong tù.
  • Bạn nhận ra rằng có một cuộc sống thực vượt qua việc sửa đổi Wikipedia có tính bắt buôc và ám ảnh, và giới hạn mọi người vào một dạng khác của bạo dâm mà bạn tìm kiểm để thấy mãn nguyện từ việc chỉ đạo mọi người và gián tiếp tiếp ngăn không cho kiến thức được chia sẻ.
  • Phím X của bạn bị vỡ và bạn và bạn không thể nhấn alt-X một cách ám ảnh trong nhiều giờ.
  • Máy tính của bạn đã kiệt sức vì bạn và bỏ việc.
  • Bạn đã bị bắt giữ bởi FBI vì ở trên Wikipedia thường xuyên và quá lâu.
  • Bạn đã sửa đổi phá hoại nhưng đội ngũ quản trị viên lùi sửa nó nhanh hơn bạn và điều này khiến bạn ức chế.
  • Bản nháp của bạn liên tục bị từ chối, và bạn phải nghĩ xem mình cần viết gì.
  • Cảm thấy hối hận, tội lỗi vì đã hủy hoại Wikipedia bằng những bài dịch máy nên tạm nghỉ một thời gian để sám hối.
  • Bạn nghỉ việc vì một lý do không thể nói ra.

Các bản mẫu chung chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đang trong wikibreak, bạn nên thông báo với những người bạn wiki của bạn rằng bạn sẽ không hoạt động và bạn sẽ quay lại. Bạn có thể sử dụng bản mẫu wikibreak với mục đích này. Ví dụ Example muốn có wikibreak tới Giáng sinh. Họ sẽ đặt bản mẫu này vào đầu trang các nhân hoặc trang thảo luận của họ:

{{wikibreak|[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]]| vào 25 tháng 12.}}

Và họ sẽ nhận được:

Với nghỉ dài hơn, họ cũng có thể sử dụng {{wikibreak dài ngày}}, viết là

{{wikibreak dài ngày|[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]]| hè năm sau}}

sẽ cho ra:

Khi đang trong wikibreak, bạn nên thông báo cho bạn wiki của bạn rằng bạn không hoạt động và có thể sẽ quay lại. Tuy nhiên, không phải tất cả người sử dụng Wikipedia có ý muốn tự giác tránh khỏi wikipedia vì một số lý do, nên bản mẫu này được tạo ra để dành cho những người muốn có wikibreak, nhưng cùng lúc vẫn thỉnh thoảng quay lại để thực hiện một vài sửa đổi nhỏ. Ví dụ Ví dụ muốn có wikibreak tới Giáng Sinh. Họ sẽ đặt câu này vào đầu trang thành viên hoặc trang thảo luận của họ:

{{Tập wikibreak|[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]]| vào 25 tháng 12|I}}

Họ sẽ thấy:

Bản mẫu trường hợp cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu Đang bận

Một sự thay thế cho những người làm mình chậm sửa đổi Wikipedia hơn là bản mẫu 'Đang bận', được thiết kế cho những ai đang bị vượt qua công việc "thật" (nếu có). Wikipediholics có thể sử dụng mẫu này để giảm bớt cảm giác tội lỗi liên quan đến việc rời xa lâu dài khỏi Wiki. Nếu VÍ dụ sử dụng mẫu này, anh sẽ phải đặt văn bản sau ở đầu trang thành viên của mình:

{{busy|[[Thành viên:Ví dụ|Ví dụ]]}} hoặc {{busy|~~~}} và họ sẽ được:


Bản mẫu bật tắt Wikibreak

Có những lúc người ta đang gặp khó khăn khi có thể luôn đóng góp vì một lý do nào đó. Nếu bạn không nhất quán có thể thực hiện sửa đổi, hãy thêm {{Bật tắt WikiBreak}} vào trang thành viên của bạn, điều này sẽ mang lại điều này:

Bản mẫu về vấn đề tâm lý

Những thành viên phải trải qua bệnh tâm thần hay những vấn đề tâm lý, từ đó không có thời gian để hoạt động trên Wikipedia; họ có thể sử dụng {{Người dùng có vấn đề sức khỏe tâm thần}} để thông báo điều này.

Chú ý: KHÔNG BAO GIỜ được đặt bản mẫu này lên trang thành viên không phải của bạn, hành động này tương đương với việc bôi nhọ cá nhân.

Nghỉ việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi hy vọng việc này không bao giờ xảy ra, nhưng đôi khi điều tốt đẹp phải kết thúc. Nếu bạn nghỉ việc tại Wikipedia bạn có thể sử dụng bản mẫu Đã nghỉ việc:

{{Đã nghỉ việc}}

và nó sẽ tạo ra:

ĐÃ NGHỈ VIỆC
Thành viên này không còn hoạt động trên Wikipedia.

Nếu bạn nói:

{{Đã nghỉ việc|Ví dụ}}

nó sẽ hiện ra

Ví dụ
Thành viên này không còn hoạt động trên Wikipedia.


Hoặc một cách khác, nếu bạn nói:

{{User EX-WP}}

Nó sẽ tạo ra:

Biên tập viên này quyết định rời khỏi Wikipedia.